Covid-19 và An toàn thực phẩm: Hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực phẩm
Thế giới đang đối mặt với một mối đe dọa chưa từng có từ đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra (gọi tắt là virus COVID-19). Nhiều nước làm theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan đến biện pháp giãn cách xã hội là một trong những cách thức làm giảm nguy cơ lây lan dịch.
Việc áp dụng các biện pháp này đã dẫn đến việc đóng cửa nhiều doanh nghiệp, trường học, cơ sở giáo dục, hạn chế đi lại và tụ họp đông người. Đối với một số người có thể làm việc tại nhà, qua điện thoại, trực tuyến. Tuy nhiên, công nhân ngành thực phẩm không có cơ hội làm việc tại nhà mà vẫn tiếp tục đến nhà máy làm việc. Sự khoẻ mạnh và an toàn của tất cả người sản xuất thực phẩm và chuỗi cung ứng thực phẩm là cực kỳ quan trọng để sống sót qua đại dịch hiện tại.
Dựa trên hướng dẫn tạm thời của WHO cho các doanh nghiệp thực phẩm về việc áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ công nhân trước sự lây lan của COVID-19 và duy trì chuỗi cung cấp thực phẩm đầy đủ và an toàn cho người tiêu dung và khuyến cáo của Bộ Y tế. Chúng tôi tổng hợp đưa ra các hướng dẫn cho cơ sở thực phẩm nên áp dụng:
1. Khả năng truyền COVID-19 qua thực phẩm
COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp và đường truyền chính là thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người và qua các giọt hô hấp được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi cho nên rất khó để con người có thể nhiễm COVID-19 từthực phẩm hoặc bao bì thực phẩm. Cho đến nay chưa có bằng chứng vềCOVID-19 truyền qua thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm.Virus không thể nhân lên trong thức ăn, chúng cần một con vậtchủ hoặc con người để nhân lên. Các nghiên cứu gần đây đã đánh giá sự tồn tại của virus COVID-19trên các bề mặt khác nhau đã chỉ ra rằng virus có thểvẫn tồn tạilên đến 4 giờ trên đồng, 24 giờ trên bìa các tông và 72 giờ trên nhựa và thép không gỉ. Để loại bỏ và giảm nguy cơ lây nhiễm virus thông qua thực phẩm, vật liệu đóng gói, khuyến cáo cho các cơ sở thực phẩm:
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh cá nhân, thúc đẩy rửa tay thường xuyên, đúng cách; tăng cường các biện pháp vệ sinh nhà xưởng, thiết bị từng công đoạn chế biến.
- Trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân: Quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang và đào tạo sử dụng đúng cách.
2. Công nhân nhận thức về COVID-19
Những người làm trong ngành thực phẩm bao gồm người chế biến, sản xuất thực phẩm là những người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm; cũng có thể là những người có gián tiếp tiếp xúc với thực phẩm như: người quản lý, nhân viên dọn dẹp, bảo trì máy móc, người phân phối thực phẩm và thanh tra về thực phẩm). Cho nên nhân viên thực phẩm cần biết:
- Những người cảm thấy không khỏe nênở nhà. Cần phải đượcnhận biết các triệu chứng của COVID-19.
- Thực hiện khai báo y tế, cập nhật sức khỏe hàng ngày trên ứng dụng NCOVID (ncovid.vn).
- Chủ cơ sở thực phẩm cần phải có hướng dẫn bằng văn bản cho nhân viên biết và báo cáo các triệu chứng nhiễm virus và có phương án cách ly để nhân viên có thể đượcchăm sóc y tế, xét nghiệm và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễmcho cộng đồng.
- Các triệu chứng phổ biến của COVID-19 bao gồm:
• Sốt (từ nhiệt độ37,50C trở lên).
• Ho - đây có thể là bất kỳ loại ho nào, không chỉ khô.
• Khó thở.
• Mệt mỏi.
3. Công nhân ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong môi trường làm việc
Nhân viên làm việc trong cơ sở thực phẩm nên được cung cấp vớihướng dẫn bằng văn bản và đào tạo về cách ngăn chặn sự lây lancủa COVID-19. Bố trí lịch làm việc bình thường phù hợp với khối lượng công việc và các doanh nghiệp nên đảm bảo rằng những người bị nhiễm phải được nghỉ làm.
Nhân viên không khỏe mạnhhoặc có triệu chứng COVID-19 không nên đến nơi làm việc và thông báo và liên hệ ngay với nhân viên y tế, cơ sở y tế.
Thiết lập thủ tục cho phép nhân viênbáo cáo bệnh qua điện thoại (hoặc email) đểnhững công nhân có triệu chứng của COVID-19 đểcung cấp thông tin nhanh và tin cậy nhất.
Tiếp tụcđảm bảo an toàn thực phẩm vàthực hành tốt vệ sinh cơ sở:
- Đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn.
- Thường xuyên sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
- Vệ sinh hô hấp tốt (che miệng và mũikhi ho hoặc hắt hơi; vứt bỏ khăn giấy vàrửa tay).
- Thường xuyên làm sạch /khử trùng bề mặt làm việc vàđiểm tiếp xúc như tay nắm cửa.
-Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai có triệu chứng của bệnh hô hấp như hovà hắt hơi.
4. Công nhân sử dụng găng tay dùng một lần
Công nhân phải được trang bị găng tay dùng một lần: Khi đeo găng tay nên tránh chạm và miệng, mắt; găng tay phải được thay sau khi công nhân thực hiện các hoạt động phi thực phẩm, đổ rác hay tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Phải rửa tay sau khi thay và khi gỡ bỏ găng tay.
Rửa tay là thường xuyên một biện pháp hiệu quả hơn cả đeo găng tay dùng một lần. Doanh nghiệp thực phẩm cần cung cấp đầy đủ các thiết bị vệ sinh và đảm bảo rằngcông nhân rửa tay thường xuyên và đúng cách (bằng xà phòng bình thường và nước ấm là đủ. Chất khử trùng tay có thể được sử dụng như là một biện pháp bổ sungnhưng không nên thay thế rửa tay).
5. Công nhân giữ khoảng cách trong môi trường làm việc
Giãn cách xã hội là rất quan trọng để giúp làm chậm sự lây lancủa COVID-19. Điều này đạt được bằng cách giảm thiểu liên lạcgiữa những người có khả năng bị nhiễm bệnh và khỏe mạnh. Tất cả các doanh nghiệp thực phẩm nên thực hiện giãn cách xa nhất có thể nhưng đảm bảo tối thiếu 02 mét giữacác công nhân. Chủ cơ sở cần phải xem xét đưa ra các biện pháp để bảo vệ nhân viên như:
-Bố trí các máy móc ở hai bên của dây truyền sản xuất để công nhân không phải đối mặt với nhau.
- Cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân như: khẩu trang, mũ chụp tóc,găng tay dùng một lần, quần áo sạch và giầy chống trơn trượtcho nhân viên. Việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân phải được sử dụng ở những khu vực có nguy cơ cao trong cơ sở thực phẩmsản xuất thực phẩm ăn liền và nấu chín.
- Giới hạn số lượng nhân viên trong khu vực chuẩn bị thực phẩmtại một thời điểm.
-Tổ chức nhân viên thành các nhóm làm việc đểtạo điều kiện giảm tương tác giữa các nhóm.
6. Công nhân bị nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc
Các nhà máy cần phải đưa ra các hướng dẫn để quản lý tình trạng sức khỏe, báo cáo tình trạng nhiễm COVID-19 và các chính sách để trở lại làm việckhi nhân viên khỏi bệnh sớm nhất để ngăn chặn việc truyềnCOVID-19 cho đồng nghiệp.
Trong trường hợp một công nhân không khỏe ở nơi làm việc với các triệu chứng điển hình củaCOVID-19, nên được đưa đến ngay một khu vực cách xanhững người khác như một căn phòng hoặc khu vực có cửa đóng kín và có cửa sổ thông gió.Họ nêntránh chạm vào người, bề mặt, đồ vật; luôn che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy dùng một lần vàsau đó vứt khăn giấy vào thùng có nắp.
Tất cả các bề mặt mà nhân viên bị nhiễm bệnh đã tiếp xúcphải được làm sạch, bao gồm tất cả các bề mặt, đồ vật, nhưnhà vệ sinh, tay nắm cửa và điện thoại bằng chất khử trùng có cồn (ethanol,ở nồng độ ít nhất 60%).
Tất cả nhân viên nên rửa tay kỹ trong 20 giâyvới xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với ai đókhông khỏe với các triệu chứng phù hợp với nhiễm COVID-19.Nếu một nhân viên được xác nhận nhiễmCOVID-19 thì cần được thông báo và các ly những người liên quan theo quy định.
7. Người vận chuyển, giao nhận nguyên liệu và thực phẩm
Người vận chuyển, giao nhận nguyên liệu thực phẩm gồm tài xế và nhân viên giao hàng phải được cung cấp với chất khử trùng tay chứa cồn và khăn giấy. Họ nên sử dụng chất khử trùng tay trướckhi giao thực phẩm và chứng từ cho khách hàng.
Cần chú ý khoảng cách khi giao hàng cho khách hàng và cần đảm bảo vệ sinh cá nhân vàmặc quần áo đầy đủ nếu có thể. Lái xe cũng cần lưu ývề sự cần thiết phải đảm bảo rằng xe vận chuyển được giữsạch sẽ và được khử trùng thường xuyên các bề mặt như thùng xe, vô lăng, tay nắm cửa, các thiết bị trên xe.
8. Công nhân tại cơ sở bán lẻ thực phẩm
Các cơ sở bán lẻ thực phẩm (siêu thị, cửa hàng tự chọn, tap hóa) cần thường xuyên duy trì chế độ vệ sinh cơ sở, rửa tay thường xuyên và nhân viên cần phải nắm được các triệu chứng của COVID-19 để thông báo cho chủ cơ sở và nhân viên y tế, tuy nhiên duy trì khoảng cách trong cơ sở bán lẻ thực phẩm làquan trọng nhất để giảm nguy cơ truyền bệnh.Các biện pháp thực tế có thể áp dụng tại các cơ sở bán lẻ bao gồm:
- Điều chỉnh số lượng khách hàng vào cửa hàng tại một thời điểm.
- Đặt các biển báo tại cửa ra vào để cảnh báo cho khách hàng về các triệu chứng nhiễm COVID-19.
- Kiểm soát khoảng cách tối thiểu 2m giữa các khách hàng khi vào mua hàng và chờ thanh toán. Sử dụng dấu dưới sàn cửa hàng để khách hàng tuân thủ khoảng cách tối thiểu.
- Cung cấp chất khử trùng tay vàkhăn giấy dùng một lần tại các điểm vào cửa hàng.
- Thông báo thường xuyên để nhắc nhở khách hànglàm theo lời khuyên về khoảng cách và rửatay thường xuyên.
-Trang bị các tấm mica tại các quầy thu ngân để bảo vệ nhân viên.
- Khuyến khích sử dụng thanh toán online.
- Thường xuyên vệ sinh cơ sở; khử trùng cửa hàng, xe đẩy mua sắm, tay nắm cửa, cân,…
-Yêu cầu nhân viên rửa tay thường xuyên, luôn đeo khẩu trang và sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân.
9. Nhân viên tại bếp ăn tập thể
Bếp ăn tập thể là nơi tổ chức nấu ăn để cung cấp suất ăn cho công nhân viên làm việc tại nhà máy nên luôn cần phải mởcửa để phục vụ. Nhân viên làm việc tại các bếp ăn tập thể cần phải thực hiện:
. - Tuân thủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Chủ cơ sở và toàn bộ nhân viên phải thực hiện việc đeo khẩu trang trong suốt thời gian phục vụ tại cơ sở.
- Tuyệt đối không để những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở làm việc tại cơ sở.
- Thực hiện khai báo y tế và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn) đối với chủ cơ sở và toàn bộ nhân viên làm việc tại cơ sở.
- Khi bố trí ăn tại bếp ăn tập thể, yêu cầu tuân thủ khoảng cách giữa 2 người ít nhất 2m và hạn chế nói chuyện trong khi ăn.