Tình hình kinh tế xã hội lĩnh vực ATTP năm 2023

30/10/2023 16:03 View Count: 120

Trong năm qua Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh đã bám sát kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của UBND tỉnh đồng thời chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP của đơn vị. Qua đó Năm 2023, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm từng bước được triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả nổi bật

Công tác tham mưu: Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh luôn chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Như Tham mưu UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh ban hành: Kế hoạch số 09/KH-BCĐLNATTP ngày 12/12/2022 về Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Qúy Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; Kế hoạch Triển khai “tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023; Kế hoạch Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng "tháng hành động vì ATTP" năm 2023; Công văn số 06/CV-BCĐLNATTP ngày 29/8/2023 về việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2023….Ngoài ra Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai các hoạt động chuyên môn về an toàn thực phẩm, Triển khai hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm; Tổng hợp thông tin, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các Sở, ngành có liên quan đến an toàn thực phẩm. Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm luôn kịp thời, các sự cố về an toàn thực phẩm được giải quyết nhanh chóng. Tạo sự tín nhiệm cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Công tác phối hợp: Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, đặc biệt, trong công tác thông tin truyền thông, thanh tra, kiểm tra.

Công tác cải cách hành chính: Ban Quản lý ATTP tỉnh luôn quan tâm chú trọng công tác cải cách hành chính, 100% các văn bản chỉ đạo điều hành đều được triển khai qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành tỉnh Bắc Ninh tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP do các cơ quan Trung ương và tỉnh ban hành. Bảo đảm công khai và tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật; cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý ATTP trên Cổng thông tin điện tử thành phần của đơn vị. Năm 2023, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đảm bảo 100% thủ tục hành chính do Ban Quản lý An toàn tỉnh thực hiện ở mức độ 4. Đề xuất UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố 100% TTHC (08/08 TTHC) thực hiện Dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Tiếp tục triển khai phần mềm hệ thống thông tin Quản lý An toàn thực phẩm nhằm góp phần hỗ trợ tích cực hoạt động chuyên môn và công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của đơn vị. Thực hiện cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính công về an toàn thực phẩm.

Đối với Công tác quản lý cơ sở và quản lý chất lượng sản phẩm: Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã triển khai áp dụng phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh” trong công tác quản lý an toàn thực phẩm từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, góp phần quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm là 10.675 cơ sở. Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện/ký bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm là 10.372/10.675 (đạt 97,2%). Trong năm 2023, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh đã thực hiện cấp 750 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và tiếp nhận 832 giấy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm;  thực hiện cấp 51 Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; 03 Giấy xác nhận quảng cáo; tiếp nhận và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử thành phần của Ban Quản lý An toàn thực phẩm 843 sản phẩm tự công bố của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tiến hành lấy 20 mẫu sản phẩm thực phẩm để thực hiện kiểm nghiệm sau công bố và tự công bố. Kết quả các mẫu đạt 100% theo quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra: Nhằm kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm luôn được chú trọng, triển khai thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, vào các dịp cao điểm trong năm như: Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân, ... Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp đã xây dựng, triển khai kế hoạch và thành lập các đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Trong năm 2023 Tuyến tỉnh đã thanh, kiểm tra: 179 lượt cơ sở, số cơ sở đạt: 157 cơ sở (chiếm 87,7%), cơ sở không đạt: 22 cơ sở (chiếm 12,3%); xử phạt 02 cơ sở với tổng số tiền 24.000.000đ, trung bình 12 triệu đồng/cơ sở. Tuyến huyện, xã đã thanh, kiểm tra: 4.016 lượt cơ sở, số cơ sở đạt: 3.264 cơ sở (chiếm 81,3%), cơ sở không đạt: 752 cơ sở (chiếm 18,7%); xử phạt 38 cơ sở với tổng số tiền 111.250.000đ, số tiền phạt trung bình 2,93 triệu đồng/cơ sở.

 Ngoài ra Các Đề án và mô hình về an toàn thực phẩm được xây dựng, triển khai thực hiện và nhân rộng như: Đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm không an toàn” giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh; Đề án “Kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; duy trì triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” giai đoạn 2020-2025; Mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm”; mô hình Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người, phòng chống ngộ độc thực phẩm tập thể”; mô hình Cung cấp thực phẩm an toàn trong các trường học trên địa bàn tỉnh”; Mô hình “Kiểm soát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn thị xã Quế Võ”.

 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã thực hiện đạt và vượt mức so với kế hoạch đề ra. Trong năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực trên 30 người mắc.

Trịnh Huyền